Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

7 căn bệnh đặc biệt nguy hiểm vào mùa hè đối với trẻ em

Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian thuận lợi để các loại bệnh dịch phát triển đây là thời gian đặc biệt nguy hiểm nhất là đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em.
Các mẹ hãy chú ý những dấu hiệu của các loại bệnh này để phòng bệnh ngay cho bé tránh những hậu quả nhé.
Đây là bài đầu tiên trong loạt bài nguyên nhân và cách khắc phục các bệnh dịch phát triển trong mùa hè mời các bạn chú ý theo dõi.



1. Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Sốt xuất huyết có các triệu chứng như sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.



Chữa bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
  • Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Hàng tuần diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn.
  • Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh chân tay miệng
Bệnh do nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.
Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền virus sang cho con ngay trước hoặc trong khi sinh.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.
Những cách phòng tránh bệnh Chân tay miệng tại nhà
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.
  • Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng cách.
  • Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.
  • Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
3. Bệnh tiêu chảy.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh :
  • Virut. Virut là nguyên nhân cơ bản gây bệnh tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Rotavirus là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp tính ở trẻ em.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng. Thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng cho cơ thể.
  • Các chứng rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy mạn tính có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng kính hiển vi và hội chứng ruột kích thích.
  • Thói quen ăn uống. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh.
4. Bệnh viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh viêm não nhật bản ở người lớn có nguyên nhân do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB.
Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người.


Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt.
Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10%-20%.
Cục Y tế dự phòng cho biết bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất.
Phòng và tránh bệnh Viêm não Nhật Bản
  • Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
  • Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
  • Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản cần tiêm văcxin đầy đủ và đúng lịch.
5. Bệnh cúm

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus influenza gây nên. Tuy trong đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng.

Phòng và tránh bệnh cúm
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
  • Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
  • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.
6. Bệnh đau mắt đỏ trong giao mùa.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, triệu chứng thường dễ phát hiện, dễ lây nhưng lành tính và ít để lại di chứng.
Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động.

7. Phòng bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí.

Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

8. Các bệnh ngoài ra.
Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏvà ngứa ngáy.
Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chất bẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyếnmồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt.
Phòng và tránh bệnh ngoài da
  • Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắmrửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài củacác tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kemchống viêm chứa sterocorticoid.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch vàkhô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm),khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da.
  • Ngoài rôm sảy, mùa hè nóngẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc...), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận...)hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema...).
  • Ngoài việc giữgìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng dakín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớmcác bệnhngoài da.
  • Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngónchân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chốngviêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
Trên đây là 8 loại bệnh thường gặp trong thời gian giao mùa đặc biệt những loại bệnh này thường được gặp ở trẻ nhỏ, các mẹ hãy lưu ý để cho trẻ luôn vui vẻ khỏe mạnh nhé.



0 nhận xét: